Việc bố trí bên trong nhà thờ hiện nay Nhà_thờ_Mộ_Thánh

Sơ đồ mặt bằng về các bố tri bên trong nhà thờ

Phòng nhỏ (chứa Mộ Thánh)
Catholicon
Rotunda (Phòng tròn lớn trên có mái vòm)
Phiến đá xức dầu
Nhà nguyện jacobite
Mộ ông Giuse Arimathie
Nhà nguyện Chính thống giáo copte
Gian cung thánh latin
Bàn thờ thánh Maria Madalena
Nhà nguyện dòng Phanxicô kính việc Chúa sống lại hiện ra với Đức Mẹ
Nhà người Hồi giáo gác cửa nhà thờ
Lối vào nhà thờ (cánh ngang phía nam)
Nhà nguyện dòng Phanxicô kính 7 sự đau khổ Đức Mẹ
Nhà nguyện Công giao kính việc đóng đinh Chúa
Nhà nguyện Chính thống giáo Hy Lạp ở đồi Canvê
Bàn thờ trên đồi Canvê
Bàn thờ Stabat Mater
Bàn thờ nơi Chúa bị đóng đinh
Gian cung thánh Chính thống giáo Hy Lạp
Vòm Đức Mẹ Marria
Nhà nguyện nơi Chúa bị nhốt
Nhà nguyện Chính thống giáo Hy Lạp kính thánh Longinus
Nhà nguyện Chính thống giáo Armenia về việc lính Do Thái chia áo Chúa Giêsu
Nhà nguyện nơi Chúa bị sỉ nhục
Nhà nguyện thánh Helena
Nhà nguyện nơi phát hiện Thánh giá thật
Nhà nguyện thánh Vardan
Mỏ khai thác đá thời xưa

Lối vào nhà thờ là thông qua một cửa duy nhất ở cánh ngang phía nam nhà thờ. Lối đi hẹp này để vào một tòa nhà lớn như vậy đã tỏ ra có những lúc rất nguy hiểm. Ví dụ, khi một đám cháy xảy ra vào năm 1840, hàng chục người hành hương đã bị dẫm đạp đến chết. Năm 1999, các cộng đồng (Chính Thống giáo và Công giáo) đã đồng ý làm một cửa thoát hiểm mới ở nhà thờ, nhưng cho tới nay cũng chưa thấy nói cửa đó đã được làm hay chưa.

Đồi Can Vê (Golgotha)

Bàn thờ Thánh Giá. Theo truyền thuyết, đây là nơi chúa Giêsu bị đóng đinh.Tập tin:Cracked rock at Church Holy Sepulchre.JPGPhiến đá đồi Calvary nhìn dưới lớp kính.

Ở phía nam của bàn thờ, qua hành lang nhỏ (một lối đi chung quanh phía cuối gian cung Thánh của nhà thờ) là một cầu thang lên đồi Can-vê (Golgotha), theo truyền thuyết là nơi đóng đinh chúa Giêsu và là nơi được trang trí nhiều nhất của nhà thờ. Bàn thờ chính ở đây thuộc về Chính Thống giáo Hy Lạp, trong đó có Đá đồi Can-vê (chặng đàng Thánh giá thứ 12). Đá này có thể nhìn thấy dưới lớp kính trên cả hai phía của bàn thờ, bên dưới bàn thờ có một lỗ được cho là chỗ để dựng thập giá lên. Bên Công giáo (dòng Phanxicô) có một bàn thờ ở bên cạnh: Nhà nguyện (tưởng niệm việc) Đóng đinh vào thập giá (chặng đường Thánh giá thứ 11). Phía bên trái bàn thờ này, về hướng nhà nguyện của Chính Thống giáo, có một tượng đức Mẹ Maria, được tin là làm những phép lạ (chặng đường Thánh giá thứ 13, nơi xác chúa Giêsu được tháo khỏi thập giá đem xuống trao cho gia đình).

Bên dưới đồi Can-vê và 2 nhà nguyện ở đó, trên sàn chính, là Nhà nguyện của Adam. Theo truyền thuyết, Chúa Giêsu bị đóng đinh trên nơi mà hộp sọ Adam được chôn cất. Đá của đồi Can-vê được nhìn thấy bị nứt thông qua một cửa sổ trên bức tường bàn thờ, vết nứt theo truyền thuyết được cho là gây ra bởi trận động đất xảy ra khi Chúa Giêsu gục chết trên thập giá, và được các học giả nói là do kết quả của việc khai thác đá ở một chỗ nứt tự nhiên trong đá.[33]

Tấm đá xức dầu

Tấm đá Xức Dầu.Bức tranh chúa Kitô sau khi chết, đối diện với Tấm đá Xức Dầu

Ngay bên trong lối vào là Tấm đá xức dầu (The Stone of Anointing), mà truyền thuyết cho là nơi Joseph of Arimathea đã đặt xác chúa Giêsu lên để xức dầu chuẩn bị chôn. Tuy nhiên, truyền thuyết này chỉ được chứng thực từ thời Thập tự chinh, và tấm đá hiện nay chỉ được thêm vào trong lần tái thiết năm 1810.[24]

Rotunda và Aedicule

Rotunda (Phòng lớn hình tròn) nằm ở giữa nhà thờ, bên dưới vòm lớn hơn trong 2 vòm của nhà thờ. Ở giữa Rotunda là nhà nguyện được gọi là Edicule (ngăn phòng nhỏ), trong đó có Mộ Thánh. Edicule có hai phòng: phòng đầu tiên có tấm đá của Thiên thần, một mảnh của phiến đá được cho là đã niêm phong ngôi mộ sau khi chôn cất Chúa Giêsu; còn phòng thứ hai chứa chính ngôi mộ.

Nguyên trạng ở Rotunda

Dưới biện pháp nguyên trạng (status quo) giáo hội Chính Thống giáo Đông phương, Giáo hội Công giáo RômaGiáo hội tông đồ Armenia đều có quyền ở bên trong Mộ Thánh, và cả ba cộng đồng giáo hội trên đều cử hành phụng vụ hoặc lễ misa hàng ngày ở đây. Rotunda cũng được dùng cho những lễ nghi khác trong những dịp đặc biệt, chẳng hạn như lễ Holy Fire (Lửa thiêng) trong ngày Thứ bẩy tuần Thánh do Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp của Jerusalem cử hành. Ở phía sau, trong một nhà nguyện xây dựng bằng lưới sắt mắt cáo trên nền đá hình bán nguyệt, có một bàn thờ do giáo hội Chính Thống giáo Coptic sử dụng.

  • Phòng nhỏ trong phòng tròn lớn, trong có Mộ Chúa
  • Gian trong cùng ở phòng nhỏ, bọc bằng đá cẩm thạch thời Trung cổ
  • Ảnh Chúa sống lại trong phòng Mộ Thánh

Ngoài ra phía sau của Rotunda là một nhà nguyện rất thô kệch, có lối vào một phòng đục trong đá, mà từ đó một vài mộ kokhim tỏa ra. Mặc dù nơi này được phát hiện tương đối gần đây, và không xác định được là cái gì, nhưng nhiều Kitô hữu tin rằng đó là ngôi mộ của Joseph xứ Arimathea trong đó Giáo hội Chính Thống Syria cử hành Phụng vụ của họ vào ngày chủ nhật. Bên phải của ngôi mộ về phía đông nam của Rotunda là nhà nguyện (Chúa Giêsu) hiện ra, được dành riêng cho giáo hội Công giáo Rôma.

Nhà thờ chính của tu viện Chính Thống giáo (Catholicon) và lối đi

  • The Catholicon (nhà thờ chính của tu viện Chính Thống giáo) - Ở phía đông đối diện với Rotunda là một kiến trúc của Thập tự quân chứa bàn thờ chính của Nhà thờ, ngày nay là nhà thờ chính của tu viện Chính Thống giáo (catholicon). Mái vòm thứ nhì, nhỏ hơn nằm ngay trên trung tâm điểm giao nhau giữa cánh dọc và cánh ngang nhà thờ ở gian cung Thánh nơi đặt một omphalos (tượng đá hình cái rốn của người) từng được cho là trung tâm thế giới (kết hợp với nơi đóng đinh chúa Giêsu cùng thập giá và nơi Chúa phục sinh). Phía đông của omphalos là một iconostasis[34] lớn ngăn cách hậu điện linh thiêng của Chính Thống giáo, trước ngai của thượng phụ Chính Thống giáo Hy Lạp ở Jerusalem ở phía nam đối diện với ngai của thượng phụ Chính Thống giáo Hy Lạp ở thành Antioch ở phía bắc.
Gian "Tù Thánh", hoặc nơi giam chúa Kitô
  • Nơi giam chúa Kitô - Ở phía đông của nhà thờ là Nơi giam chúa Kitô, được các tu sĩ dòng Phanxicô cho là nơi giam giữ chúa Giêsu. Chính Thống giáo Hy Lạp cho rằng nơi giam chúa Giêsu thực sự là ở bên trong Monastery of the Praetorium (Tu viện Dinh Pháp quan) của họ, ở gần nhà thờ mang tên Nhà thờ Ecce Homo[35], ở chặng thứ nhất trên Via Dolorosa[36]. Giáo hội Chính Thống Armenia coi một chỗ hốc tường trong Monastery of the Flagellation (tu viện Chúa Giêsu bị đánh đòn), gần chặng thứ hai trên "Đường đau khổ", là Nơi giam chúa Kitô. Một bể chứa nước trong số các phế tích gần Church of St. Peter in Gallicantu[37] cũng được coi là Nơi giam chúa Kitô.

Xa hơn về phía đông ở hành lang có che chắn là 3 nhà nguyện (từ nam lên bắc):

  • Greek Chapel of St. Longinus - Nhà nguyện Chính Thống giáo Hy Lạp, cung hiến cho Thánh Longinus, một binh sĩ La Mã mà theo Tân Ước đã đâm ngọn dáo mác vào cạnh sườn chúa Giêsu khi bị đóng đinh trên thập giá.
  • Armenian Chapel of Division of Robes -
  • Greek Chapel of the Derision – nhà nguyện tưởng niệm việc chúa Giêsu bị người Do Thái nhạo báng ở cực nam của hành lang có che chắn.

Khu phức hợp thuộc Giáo hội Chính thống Armenia

nhà nguyện Thánh nữ HelenaTranh khảm "Christ Pantokrator" (chúa Kitô toàn năng) trên vòm Nhà thờ Mộ Thánh
  • Nhà nguyện Thánh nữ Helena - giữa 2 nhà nguyện đầu tiên có cầu thang đi xuống nhà nguyện Thánh nữ Helena, thuộc giáo hội Chính Thống Armenia.
  • Nhà nguyện Thánh Vartan - ở phía bắc của nhà nguyện Thánh nữ Helena là một cửa sắt rèn trang trí lộng lẫy, bên ngoài là một bệ nhân tạo để nhìn Quarry (Mỏ Đá), và dẫn tới Nhà nguyện Thánh Vartan. Nhà nguyên này chứa các di vật khảo cổ từ đền thờ của Hadrian và Vương cung Thánh đường của Constantine. Các khu vực này thường đóng cửa.
  • Nhà nguyện phát hiện Thánh giá thật - một cầu thang khác 22 bậc từ Nhà nguyện Thánh nữ Helena dẫn xuống Nhà nguyện phát hiện Thánh giá thật của Công giáo Rôma, được tin là nơi mà Thánh giá thật được tìm thấy.

Phía bắc Aedicule

  • Nhà nguyện Maria Magdalena – Nhà nguyện này ở nơi mà Maria Magdalena gặp lại chúa Giêsu sau khi Ngài sống lại.
  • Nhà thờ dòng Phanxicô -

Phía nam Aedicule

Ba nhà nguyện Thánh James người Công chính, Thánh Gioan Tẩy giảForty Martyrs of Sebaste (40 vị tử đạo ở Sebaste, nay là Sivas ở Thổ Nhĩ Kỳ),của Chính Thống giáo Hy Lạp, ở phía nam Rotunda và phía tây sân trước ban đầu tạo thành khu liên hợp "nhà rửa tội" (baptistery) của giáo hội Constantinean, nhà nguyện ở cực nam là tiền sảnh, nhà nguyện ở giữa là "nhà rửa tội" thực sự, còn nhà nguyện phía bắc là một phòng trong đó vị thượng phụ xức dầu cho người mới được rửa tội trước khi dẫn họ vào Rotunda ở phía bắc của khu liên hợp này.

Mái nhà thờ

Người ta có thể lên mái nhà thờ từ sân nhỏ bên trong của Tòa thượng phụ Chính Thống giáo Hy Lạp ở Jerusalem.

  • Mái nhà thờ

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_thờ_Mộ_Thánh http://allaboutjerusalem.com/article/church-holy-s... http://allaboutjerusalem.com/category/aaj-vocabula... http://www.bibleinterp.com/articles/sepulchre.shtm http://www.christianitytoday.com/ct/2002/129/52.0.... http://coastdaylight.com/ladder.html http://www.dannythedigger.com/newsletter/who-moved... http://www.geocities.com/jim_lancaster.geo/ship_dr... http://books.google.com/?id=8X8PAAAAYAAJ http://www.haaretz.com/hasen/spages/1035666.html http://www.haaretz.com/hasen/spages/976409.html